Lịch sử Mê Linh

Địa lý hành chính huyện Mê Linh qua các thời kỳ lịch sử


Trong quá trình hình thành và phát triển, huyện Mê Linh có nhiều lần thay đổi địa lý hành chính: Trong địa giới hiện nay, huyện Mê Linh bao gồm huyện Yên Lãng và hai là Kim Hoa,
Trong quá trình hình thành và phát triển, huyện Mê Linh có nhiều lần thay đổi địa lý hành chính: Trong địa giới hiện nay, huyện Mê Linh bao gồm huyện Yên Lãng và hai là Kim Hoa, Quang Minh thuộc huyện Kim Anh tỉnh Phúc Yên cũ. Bản thân hai huyện này cũng có những xuất xứ ta đổi thay riêng của địa phương mình.
Huyện Mê Linh ngày nay được vinh dự mang một tên ra đời từ thời sơ sử. Từ năm 111.TCN đến năm 234.SCN, nhà Hán đô hộ nước ta, chia nước ta thành ba quận: Giao Cắt, dìu Chân, Nhật Nam.
Theo cách phân vừng địa lý của nhà Hán, dưới quận là huyện; phạm vi huyện tương đương phạm vi bộ của ta thời các vua Hùng dựng nước.
 Huyện Mê Linh thời thuộc Hán là bộ Văn Lang cũ (có bị thu hẹp một phần trong thời thục An Dương Vương) là địa bàn cư trú của các lạc tướng, lạc dân dòng dõi vua Hùng Phạm vi huyện này gồm một vùng rất rộng trải dài hai bên sông Hồng từ núi Ba Vì đến dãy Tam Đảo tương đương với tỉnh V nít Phúc. tỉnh Phú Thọ và miền Sơn Tây ngày nay.
"Mê Linh là một tên riêng mà lạc dân dùngđể gọi xứ sở của mình, là một thổ âm - có thể là tên thường gọi của bộ Văn Lang lúc bấy giờ - đại đũa âm kép Mang hay Mạnh mà người Hán đã phiên âm bằng chữ của họ, về sau ta đọc theo âm Hán -Việt thành ra Mê Linh ”
Địa danh Mê Linh tồn tại trong vòng 600 năm, đến thời nhà Tuỳ (TK.VI) thì không còn nữa: huyện Mê Linh bị chia thành hai huyện Gia Ninh và Tân Xương.
Huyện Yên Lãng: Đời nhà Hán là đất huyện Mê Linh, quận Gian Chỉ. Đời nhà Tề tách ra đặt làm huyện Bình Đạo; đời nhà Lương, nhà Tuỳ vẫn theo như thế. Đời nhà Đường ITK.VIII đổi làm châu Nam Đạo, sau lại đổi làm Tiên Châu. Đến thời đại phong kiến tự chủ nớc ta, từ nhà Đinh, nhà rền Lê trở đi đặt tên là Yên Lãng. Đời nhà Trần, huyện Yên Lãng thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Đời nhà Hậu Lê, nhà Nguyên, huyện Yên Lãng thuộc phủ Tam Đới , trấn Sơn Tây. Từ năm 1832 đến năm 1890, huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Yên Lạc thành phân phủ V inh Tường, tỉnh Sơn Tây. Năm 1890, phân phủ Vinh Tường giải thể. phủ Yên Lãng trở lại là đơn vị riêng, tách khỏi tình Sơn Tây và nhập vào Vĩnh Yên. Năm 1901, lại tách khỏi tỉnh Vĩnh Yên và nhập vào tỉnh Phúc Yên.
Dưới chính thể Việt Nam Đân chủ Cộng hoà, từ tháng 8 năm 1945: phủ Yên Lãng đổi gọi là huyện Yên Lãng. Ngày 12-2-1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành lĩnh Vmh Phúc. Huyện Yên Lãng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Kim Anh: Đời bên Lê. nằm trong châu Cổ Pháp. Đời Lý, nằm trong phủ Thiên Đức. Đời Trần năm trong huyện Đông Ngàn thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đời Hậu Lê, Nguyễn Sơ là một phần của huyện Đông Ngàn thuộc phu Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Từ đời Lê Quang Thuận ( 1461-14691, một phân huyện Đông Ngàn được tách ra, đặt tên là Kim Hoa, thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Năm 1841 (Thiệu Trị thứ nhấn, đổi tên là Kim Anh thuộc lỉnh Bắc Ninh. Thời Pháp thuộc, năm 1901, chính quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Phú Lỗ. Ngày 10- 12 – 1903,  tỉnh Phủ Lỗ đổi tên thành tỉnh Phức Yên: huyện Kim Anh thuộc về tỉnh mới này. Từ ngày 12- 2- 1950, huyện Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Tháng 3- 1968, thi hành Quyết định của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam Đân chủ Cộng hoà, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Hai huyện Yên Lãng và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Theo Quyết định số 1781QĐ ngày 5-7- 1977, huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên thành huyện Mê Linh; huyện Kim Anh hợp nhất với huyện Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn.
Nghị quyết kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá 6 và Thông báo số 13/TBTW ngày 14-12-1978 tách huyện Bình Xuyên về hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo; chuyển huyện Mê Linh (chỉ còn huyện Yên Lãng và thị trấn Phúc Yên) về Thủ đô Hà Nội.
Theo Chi thị số 254/CT ngày 28-8-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chỉ đạo triển khai cụ thể việc chia tỉnh theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khoá VIII ngày 12-8-l991 về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội: "Kể từ ngày 16-10-1991, UBND tỉnh Vĩnh Phú  chính thức chỉ đạo mọi mặt, công tác ở huyện Mê Linh .
Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX tháng 11 năm 1996 chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Bắt đầu từ ngày 1- 1- 1997,
huyện Mê Linh trờ lại trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Như vậy, từ ngày 1-1-1997 đến ngày 9-12-2003 (thành lập thị xã Phức Yên và huyện Tam Đào ), huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 22 là; trong số đó có 16 là thuộc huyện Yên Lãng cũ và 6 xã thuộc huyện Kừn Anh cũ. Cụ thể là:
2 thị trấn: Phúc Yên và Xuân Hoà.
16 xã thuộc huyện Yên Lãng cũ
- Chu Phan có 4 thôn: Chu Phan, Mạnh Trữ, Nại Châu Sa Khúc.
- Đại Thịnh có 3 thôn: Đại Báo. Nội Đồng. Thường Hoàng Kừn cò 3 thôn: Hoàng Kim. Hoàng Xá, Tây Xá
- Liên Mạc có 3 thôn: Bồng Mạc Xa Mạc: Yên Mạc.
- Mê Linh có 2 thôn: Hạ Lôi, Liêu Trì.
- Tam Đông có 3 thôn: Cư An, Nam Cường. Văn Tấn Thắng có 3 thôn: Bạch Trữ. Kim Gian. Thái Lai.
- Tiến Thịnh có 5 thôn: Kỳ Đồng, Thanh Điềm, rung Hà, Yên Lão Giáp. yên Lão Thị.
- Tlền Châu có 7 thôn: Đạm Nội, Đạm Xuyên, Kim Chàng Tân Lợi, Trên Non, Tlền Chân, Thịnh Kỷ.
- Tlền Phong có 3 thôn: Do Nhân, Trung Hậu, Yên Nhân.
- Tự Lập có 2 thôn Phú Mỹ. Yên Bài.
-Thạch Đà có 4 thôn: 1, 2, 3, 4.
- Thanh Lâm có 4 thôn: Lâm Hộ: Thanh Tước, Thanh Vân. lên Ninh.
- Tráng Việt có 3 thơn: Điệp Thơn, Đông Cao, Tráng Việt,Vạn Yên có 4 thôn: Gia Lô. Trên Đài. Vạn Phúc,Yên Nội.
- Văn Khê có 2 thôn: Khê Ngoại, Văn Quán.
6 xã thuộc huyện Kim Anh cũ:
- Cao Minh có 7 thôn: Cao Quang, Đức Cung, Hiển Lề, Xuân Hoà Hạ, Xuân Hoà Thượng, Yên Diềm, Yên Mỹ.
- Kim Hoa có 5 thôn: (Bạch Đa, Bảo Tháp, Kim Tlền. Ngọc Trì. Phù Trì.
- Nam Viêm có 2 thôn: Khả Do, Nam Viêm.
- Ngọc Thanh có 3 thôn: Ngọc Quang, Thanh Cao, Thanh Lộc.
- Phúc Thắng có 4 thôn: Đại Phùng, Nhức Khúc, Xuân Mai, Xuân Phương - Quang Minh có 4 thôn: Chi Đông, Gia Trung, Gia Thượng. Giai Lạc.
Thi hành Nghị định Chính Phủ số 153/2003/NĐ-CP ngày 9-12-2003 về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc:
Huyện Mê Linh đã tách toàn bộ diện lích tự nhiên và dân số của thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hoà và các xã Phúc Thắng, Tlền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh về thị xã Phúc Yên.
Huyện Mê Linh còn lại 14.095,74ha diện tích tự nhiên và l74.782 nhân khẩu; có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Chu Phan, Đại Thịnh Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Tiến Thắng, Tiến Thịnh,Tiền Phong, Tự Lập, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Vạn Yên, Văn Khê.

No comments:

Post a Comment