Các phương pháp đào kín dùng TBM, phương pháp đào mỏ, khiên đào, kích đẩy, kích màng ống:

4.2.1 Phương pháp dùng TBM:
Sử dụng các máy đào đường hầm cơ giới (TBM) đào hầm.
Ưu điểm:
- Cơ giới hóa – tăng cao tiến độ thi công và tốc độ mở hầm;
- Tiết kiệm chi phí liên quan, cho phép giảm giá thành xây dựng trung bình 20-30%. Đặc biệt sử dụng máy mở hầm có hiệu quả khi đào đường hầm kéo dài hơn 1¸1,5km.
Nhược điểm
- Nhược điểm chính của TBM là ở chỗ không thể sử dụng chúng ở điều kiện đất thay đổi trong phạm vi đủ rộng.

4.2.2 Phương pháp đào mỏ:

Phương pháp đào mỏ là đào toàn bộ tiết diện hoặc theo từng phần trong một chu kỳ kết hợp thay thế khối đất đào đi bằng kết cấu chốngvà tiếp  theo là lắp đặt vỏ hầm từ bê tông đổ tại chỗ hoặc từ cấu kiện BTCT lắp ghép (hình 4.50).

H.4.50.  Các phương pháp đào hầm: a) Đào toàn tiết diện; b) Đào bậc thang; c) Đào vòm trước, tường sau (vòm tựa); d) Có nhân đỡ; e) Phân mảnh đào toàn tiết diện
Ưu điểm:
-         Thi công truyền thống - không đòi hỏi công nhân,công nghệ cao;
-         Thi công hầm có kích thước nhỏ, không có máy
Nhược điểm
-         Không cơ giới hóa – tiến độ thi công và tốc độ mở hầm thấp;
-         Không an toàn

4.2.3 Phương pháp khiên đào:

Khiên mở hầm là hệ chống di động, dưới tác động của khiên, đất được đào và vỏ hầm cố định được lắp đặt.Các khiên khác nhau về hình dáng, kích thước mặt cắt, khả năng chịu lực, phương pháp đào đất và gia cường mặt gương hầm v.v
Ưu điểm:
-         Khiên đào kết hợp chống - độ an toàn thi công tăng, tổ chức gọn gàng hơn công tác mở hầm - mỏ;
-         Tăng khả năng cơ giới, đào máy- tăng tiến độ.
-         Tự động hóa ngày càng tăng cho phép mở hầm đại chất khác nhau .
-         Có thể dùng cho chiều sâu thay đổi lớn, kích thước hầm lớn.
Nhược điểm
-         Đòi hỏi công nhân có kĩ thuật cao, lắp giáp phức tạp.
-         Chi phí thi công lớn.

4.2.3 Phương pháp kích đẩy:

Công nghệ kích đẩy là một hệ thống gồm nhiều đốt ống đuợc lắp đặt trực tíêp ở phía sau một khiên đào, được đẩy đi bằng hệ kích thủy lực, từ một công trình kích đẩy đến một công trình nhận để tạo thành một công trình ngầm trong lòng đất.
Bản chất của phương pháp này là các cấu kiện riêng biệt của CTN trong dạng đơn nguyên vòng tròn hoặc hình chữ nhật được kích đẩy vào đất bằng thiết bị kích bố trí trên mặt đất hoặc trong hầm hoặc công trình chuyên dùng. Nhánh đầu của vỏ được trang bị dao cắt đất, phía trong các đoạn hầm đất được đào và chuyển lên mặt đất.
Ưu điểm:
- Không làm gián đoạn giao thông, không gây lún bề mặt và vận tốc đào lớn.
- Tăng khả năng cơ giới, đào máy- tăng tiến độ.
- Có thể dùng cho chiều sâu lớn.
Nhược điểm
- Đòi hỏi công nhân có kĩ thuật cao.
- Chi phí thi công lớn.

4.2.4 Phương pháp kích màng ống:

Ống thép, BTCT hoặc phi brô xi măng đường kính từ 85mm đến 2500mm dài ³ 30-40m xuyên vào đất hoặc luồn vào các lỗ khoan bằng các nhánh riêng dài 2-5m, liên kết chúng bằng hàn nhờ đai vòng hoặc đai kẹp… Theo tiến trình kích đẩy, đất được lấy ra từ ống, sau khi kết thúc, nhồi bê tông toàn khối hoặc BTCT lắp ghép vào khoảng không được giải phóng đó. Như vậy, màng phẳng hoặc vòm được tạo nên trên mái, đôi khi cả dọc tường CTN, dưới màng bảo vệ, lõi đất được đào đi và kết cấu chịu lực được xây dựng.
Ưu điểm:
- Không yêu cầu đào đất trên CTN, không phá vỡ điều kiện giao thông trên phố và hạn chế độ chuyển dịch và biến dạng của mặt đất. Trong đó, phần lớn các trường hợp không cần gia cường đất bằng hoá học và đông cứng nhân tạo.
Nhược điểm
- Khó kiểm soát chất lượng của màng ống.

- Mặt bằng thi công vẫn lớn.

No comments:

Post a Comment