CTN thi công theo phương pháp đào hở

2.1 Công trình ngầm thi công bằng phương pháp đào hở:

2.1.1 Nguyên tắc cơ bản tính kết cấu CTN.

Thiết kế CTN thi công bằng phương pháp hở cần xét đến:
- Công năng công trình, các giải pháp  quy hoạch hình khối, độ sâu đặt ngầm.
- Công nghệ thi công công trình, biện pháp ổn định hố đào thi công.
- Tải trọng và tác động tác dụng lên công trình.
- Ảnh hưởng tương tác giữa CTNĐT thiết kế với các công trình hiện có.
- Các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án, giải pháp thiết kế.

2.1.2 Các nguyên tắc tính toán riêng:

a) CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định hố đào bằng mái dốc:
            CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định bằng mái dốc được áp dụng cho các CTN có độ sâu nhỏ, điều kiện địa chất tương đối tốt, mặt bằng thi công rộng, mật độ công trình xung quanh thưa. Với các CTN khi tính toán cần đảm bảo các nguyên tắc:
            - Tải trọng tác động được xác định như các công trình trên mặt đất bình thường. Áp lực đất và áp lực nước ngầm tác dụng nên công trình chỉ xét trong quá trình vận hành công trình.
            - Tính toán mái dốc đảm bảo ổn định, không ảnh hưởng công trình lân cận
            - Giải pháp kết cấu và sơ đồ tính toán CTN phụ thuộc công năng công trình cũng như hình khối kiến trúc của công trình.
b) CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn đỉnh hố đào bằng neo trong đất:
CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định bằng neo được áp dụng cho các CTN có độ sâu trung bình, điều kiện địa chất khu vực tương đối tốt, vùng đất xung quanh công trình được phép sử dụng neo. Với các CTN này khi tính toán cần đảm bảo các nguyên tắc:
            - Tải trọng tác động nên khung kết cấu được xác định như các công trình trên mặt đất bình thường. Áp lực đất và áp lực nước ngầm tác dụng nên công trình xét trong quá trình thi công và vận hành công trình với công trình neo vĩnh cửu, chỉ xét trong quá trình vận hành khi sử dụng neo tạm thời và cắt bỏ khi vận hành.
            - Giải pháp kết cấu và sơ đồ tính toán CTN phụ thuộc công năng công trình cũng như hình khối kiến trúc của công trình.
c) CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định hố đào bằng phương pháp chống:
CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định bằng chống được áp dụng cho các CTN có độ sâu trung bình, điều kiện địa chất khu vực tương đối tốt, mặt bằng công trình tương đối hẹp. Với các CTN này khi tính toán cần đảm bảo các nguyên tắc:
            Các kết cấu hệ chống, tường chắn được tính toán đảm bảo trong quá trình thi công công trình, các tường chắn nếu được sử dụng làm kết cấu công trình thì cần được tính toán cả trong các giai đoạn vận hành của công trình.
            Hệ kết cấu công trình được tính toán bình thường như các kết cấu phía trên mặt đất, trường hợp một số cấu kiện được dùng làm điểm tựa cho thanh chống cần được tính toán trong quá trình thi công công trình
d) CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định hố đào bằng phương pháp top – dow và semi top – dow:
CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định bằng top – dow và semi top – dow được áp dụng cho các CTN có độ sâu trung bình đến lớn, thường là các công trình ngầm dạng điểm như tầng hầm nhà cao tầng, ga tầu điện ngầm, gara ô tô ngầm, .... Với các CTN này khi tính toán cần đảm bảo các nguyên tắc:
Kết cấu công trình được tính toán với tác động trong cả quá trình vận hành và quá trình thi công công trình.
            e) CTN thi công theo phương pháp đào hở ổn định hố đào bằng khiên hở:
            CTN thi công thep phương pháp khiên hở thường được áp dụng cho các công trình ngầm đặt nông có dạng tuyến hoặc dạng điển hình. Khi tính toán kết cấu CTN này cần đảm bảo tính toán trong cả quá trình vận hành và quá trình thi công công trình. Với CTN có hệ kết cấu lắp ghép dùng khiên hở chỉ cần xét đến quá trình vận hành và tải trọng áp lực kích khiên trong quá trình thi công.

No comments:

Post a Comment