1. Đặt vấn đề
Các cấu kiện
thép thành mỏng (trong bài này sẽ được gọi là cấu kiện) ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong thực tiễn xây dựng trong kết cấu tường, sàn, mái, dàn,… nhờ
có nhiều ưu điểm mà nổi bật là nhẹ, dễ chế tạo, đa dụng, và do đó nếu được sử dụng
một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bài báo này
trình bày việc tối ưu hóa cấu kiện thép thành mỏng chịu nén - một loại cấu kiện
khá phổ biến trong thực tiễn, với hàm mục tiêu là tìm tiết diện tối ưu có:
·
Khả năng chịu lực lớn, nhất là trong hai trường
hợp thực tế phổ biến: (1) lox= 2loy= 2loz=
2700 mm và lox= 2loy= 2loz= 2400 mm.
·
Đa dụng.
·
Dễ dàng liên kết với các cấu kiện khác.
Trên cơ sở
phân tích những kết quả có được trong quá trình tính toán, bài báo đưa ra những
khuyến nghị khi chọn tiết diện thép thành mỏng.
2. Phương
pháp tính toán
Hiện nay, việc
tính toán cấu kiện thép thành mỏng chủ yếu dựa trên qui phạm của Mỹ (AISI 1996)
và Úc (AS/NZS 4600/1996). Trên thực tế, AS/NZS 4600 chủ yếu dựa trên AISI 1996
với một số thay đổi, nổi bật nhất là trong việc tính mất ổn định xoắn
(distortional buckling). Và gần đây, một phương pháp mới, “Phương pháp ứng suất
trực tiếp”, được đề xuất.
Trong bài
báo này, phương pháp AS/NZS 4600 và “Phương pháp ứng suất trực tiếp” sẽ được
trình bày và so sánh để chọn phương pháp tính thích hợp cho việc tính toán tối
ưu đề ra.
Để thuận tiện
cũng như tăng độ chính xác của việc tính toán, hai phần mềm Thin-Wall và
Mathematica đã được sử dụng. Thin-Wall được viết theo phương pháp
phần tử dải, có khả năng phân tích cấu kiện thép thành mỏng với tiết diện bất kỳ.
Chương trình cho phép xác định các đặc trưng tiết diện và các dạng mất ổn định.
2.1.
AS/NZS 4600
Trình tự
tính toán theo phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:
·
Xác định các đặc trưng tiết diện, có thể bằng
tay hay các phương pháp khác.
·
Xác định ứng suất mất ổn định Euler foc.
·
lc= với fy là
giới hạn chảy.
·
nếu lc£ 1,5
nếu lc> 1,5
·
Xác định diện tích tiết diện hiệu dụng Ae,
bằng tổng các bề rộng hiệu dụng của tất cả các phần tử của tiết diện. Các bề rộng
hiệu dụng được tính theo các Điều từ 2.2 đến 2.6 phụ thuộc vào việc phần tử đấy
(1) được gia cường hay không, (2) có một hay nhiều hơn sườn gia cường ở cạnh
hay ở bụng không, (3) có phải là phần tử cong.
·
Khả năng chịu nén danh nghĩa của tiết diện:
Ns= Aefy với Ae= diện tích tiết diện hiệu dụng
tại giới hạn chảy fy.
·
Khả năng chịu nén danh nghĩa của cấu kiện:
Nc= Aefn với Ae= diện tích tiết diện hiệu dụng
tại ứng suất fn.
·
Kiểm tra về ổn định xoắn của cấu kiện.
·
Khả năng chịu nén tính toán của cấu kiện: N*=
0,85 x Min[Ns, Nc]
AS/NZS 4600 cho phép áp dụng các
phương pháp tính như “Phương pháp phần tử hữu hạn”, “Phương pháp phần tử dải” để
xác định: (1) hệ số mất ổn định bản k, and (2) ứng suất mất ổn định xoắn fod.
2.2.
Phương pháp ứng suất trực tiếp
Trình tự
tính toán theo phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:
·
Xác định các đặc trưng tiết diện, ứng suất mất ổn
định cục bộ fcr, ứng suất mất ổn định xoắn fod bằng
“Phương pháp phần tử dải”,...
·
Xác định ứng suất mất ổn định Euler foc.
·
lc= với fy là
giới hạn chảy.
·
nếu lc£ 1,5
nếu lc> 1,5
·
Khả năng chịu nén danh nghĩa dựa trên mất ổn định
cục bộ:
nếu > 0,776,
Pnl= Agfcr
nếu £
0,776.
·
Khả năng chịu nén danh nghĩa dựa trên mất ổn định
xoắn:
nếu > 0,561,
Pnd= Agfod
nếu £
0,561.
với Ag= diện tích tiết diện
nguyên.
·
Khả năng chịu nén tính toán của cấu kiện: N*=
0,85 x Min[Pnl, Pnd]
2.3.
So sánh
Phương pháp
AS/NZS 4600 dựa trên cơ sở tính toán bề rộng hiệu dụng của từng phần tử của tiết
diện để kể đến ảnh hưởng của mất ổn định cục bộ và sự tương tác giữa mất ổn định
cục bộ và mất ổn định Euler. Tuy nhiên, đa số các công thức đều dựa trên thực
nghiệm, do đó phức tạp và chưa chắc đúng cho nhiều trường hợp mà thực nghiệm
chưa kiểm chứng. Cụ thể là sự tương tác cục bộ giữa bụng và cánh cũng như sự
tương tác giữa mất ổn định xoắn và các dạng mất ổn định khác chưa được xét đến.
Việc tính
toán theo AS/NZS 4600 sử dụng hệ số mất ổn định bản k tính từ ứng suất mất ổn định
đàn hồi cục bộ fcr (dùng phần mềm Thin-Wall) nhanh hơn và cho
kết quả chính xác hơn, nhưng vẫn còn khá phức tạp và rất tốn thời gian.
So với AS/NZS 4600, phương pháp ứng
suất trực tiếp có nhiều ưu điểm: (1) kết hợp rõ ràng mất ổn định cục bộ, mất ổn
định xoắn, và mất ổn định Euler; (2) không cần xác định bề rộng hữu dụng cũng
như các đặc trưng liên quan đến bề rộng hữu dụng; (3) tạo điều kiện áp dụng triệt
để hơn các phương pháp như “Phương pháp phần tử dải”…; (4) tránh được sai số hệ
thống có thể mắc phải khi tính theo AS/NZS 4600.
Trên cơ sở
phân tích trên, phương pháp ứng suất trực tiếp được chọn để tính toán tối ưu
các tiết diện cấu kiện thép thành mỏng.
3. Kết luận
1.
So sánh sự làm việc của tiết diện 2 và các tiết diện 3¸7, dễ dàng thấy rằng:
Bằng cách tạo các “sườn gia cường” ở bụng với kích thước rất
nhỏ (hình vẽ), khả năng chịu lực của cấu kiện được nâng cao rất nhiều:
các tiết diện 3¸7
có khả năng chịu lực cao trung bình gấp khoảng 1,4 lần so với tiết diện 2. Đạt
được điều này là nhờ diện tích tiết diện hữu hiệu và ứng suất mất ổn định, nhất
là ứng suất mất ổn định cục bộ của cấu kiện được tăng lên đáng kể (Bảng 1).
Đây là một
cách rất hiệu quả để đạt được tiết diện tối ưu.
2.
So sánh sự làm việc của hai nhóm tiết diện: (1) Nhóm tiết diện “hở” gồm 1, 8,
9, 10; và (2) Nhóm tiết diện “đóng kín” gồm các tiết diện 2¸7, dễ
dàng thấy rằng:
Hằng số xoắn J của nhóm các tiết diện “đóng kín” lớn hơn rất
nhiều so với nhóm các tiết diện “hở”, dẫn đến khả năng chịu lực cao hơn nhiều của
nhóm các tiết diện “đóng kín”.
Do đó, nên
chọn tiết diện “đóng kín”, nếu không bị ràng buộc bởi các điều kiện khác. Việc
đóng kín tiết diện có thể được thực hiện khá dễ dàng. Ở Úc, tập đoàn BHP đã áp
dụng công nghệ dập 2 phần thép của tiết diện với nhau tại vị trí cần đóng kín
tiết diện với khoảng cách dập thường là 25mm trên suốt chiều dài của cấu kiện.
3.
Nên dùng thép thành mỏng có bề dày nhỏ nhất có thể, vì từ hai tấm thép với cùng
một diện tích tiết diện, tấm thép có bề dày nhỏ hơn sẽ có bề rộng lớn hơn và do
đó sẽ dễ dàng có được sự phân bố vật liệu tối ưu hơn khi chế tạo thành tiết diện
cụ thể.
4.
Các tiết diện đạt được với khả năng chịu lực ở bảng 2 phù hợp với yêu cầu đối với
cấu kiện trong nhà dân dụng thông thường. Một số tiết diện đã và đang được áp dụng
trong thực tiễn xây dựng tại Úc.
No comments:
Post a Comment