1.1 Đặc điểm công trình ngầm:
Công
trình ngầm(CTN) có những đặc điểm riêng biệt khác với công trình công cộng,
công nghiệp và các công trình khác xây dựng trên mặt đất. Cụ thể:
-
Chiều sâu móng CTN lớn :thường là 3-15m
khi đào lộ thiên, 20-30m khi hạ giếng, có công trình tới 50-100m;
- Nội lực trong kết cấu CTN không những phụ
thuộc vào điều kiện khai thác mà còn phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp thi
công;
-
Khuôn khổ cũng như quy mô CTN, đặc biệt là tổ hợp ngầm là rất lớn có thể ảnh
hưởng đến trạng thái ứng suất và biến dạng của lớp vỏ trái đất, nó ảnh hưởng và
chịu ảnh hưởng của các điều kiện xung quanh trong phạm vi rộng lớn;
-
Sự khác nhau về chiều sâu và mặt bằng của CT dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm
làm việc của nền đất, áp lực bên và độ bền công trình trong thời gian thi công;
-
Kết cấu CTN tác động tương tác với khối đất xung quanh nó.
1.2 Nhiệm vụ khảo sát:
Chính
vì có nhưng đặc điểm riêng khác biệt về kết cấu cũng như biện pháp thi công mà nhiệm
vụ khảo sát đề ra cho CTN cũng có một số đặc điểm khác biệt. Khảo sát cho CTN
cần cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ tính toán thiết kế, thi công và khai thác
CTN, bao gồm:
+ Các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về
các công trình ngầm và công trình trên mặt đất trong phạm vị ảnh hưởng tương
tác với công trình hiện có;
+ Các điều kiện địa chất công trình, địa chất
thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ
sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp
nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận;
+ Thu thập, phân tích và khái quát hoá điều
kiện tự nhiên của vùng xây dựng;
+ Sử dụng các tài liệu đã thăm dò trong quá
khứ, các tài liệu đã có nhưng chưa hệ thống về địa chất công trình;
+ Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả
mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
No comments:
Post a Comment